Tìm hiểu về ngành Sữa Hoa Kỳ > Thông tin và số liệu về ngành
Bản Tin Xuất Khẩu
Chào mừng Quý vị đến với Bản Tin Xuất Khẩu của Hiệp Hội Xuất Khẩu Bơ Sữa Hoa Kỳ với các video mới được thiết kế để giúp Quý vị nắm bắt thông tin về thị trường bơ sữa.
Bản Tin Xuất Khẩu: 03/2021
Chào mọi người, chào mừng trở lại với Bản Tin Xuất Khẩu. Đã lâu rồi kể từ gần đây chúng tôi tôi truyền tải thông tin qua những video như thế này theo từng quý. Và wow, có quá nhiều thứ đã thay đổi trên thị trường sữa toàn cầu. Hôm nay, Stephen và tôi sẽ điểm qua những gì đang xảy ra trên thị trường và những gì bạn nên theo dõi và tìm kiếm thông tin để chúng ta có thể tiến xa hơn những gì đang diễn ra hôm nay.
Đầu tiên, hãy bắt đầu với những gì đang xảy ra? Và chúng ta đã đạt tới mức hiện nay như thế nào? Và tôi tin chắc rằng nhiều người đang xem sẽ tò mò về những điều đang xảy ra tại GDT, nơi mà mọi người đang nhắc tới, Chúng tôi nhận thấy sự tăng giá đầu trong những tháng qua. Nhưng sự kiện vào ngày 02 tháng 03 đã khiến giá nguyên liệu tăng vọt. Chúng ta có thể thấy khá rõ khi siwj kiện này xả tra bên biểu đồ ở đây. Đó quả là một đợt tăng giá mạnh mẽ. Phiên đấu giá nhìn chung đã chứng kiến mức tăng 21% đối với bột sữa nguyên kem, và 14% đối với sản phẩm bơ và ÀM tăng 7% với tổng mức tăng trung bình 15%. Những chỉ số này đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 cho tới nay. Phiên đấu giá ngày 16 tháng 03 kém lạc quan hơn với giá WMP và bơ giảm nhẹ. Tuy nhiên, khối lượng được đấu giá lại cao hơn, không có gì là ngạc nhiên. Nhìn chung, thị trường vẫn rất eo hợp và mức giá tương đối cao so với thời điểm cùng kỳ cách đây vài năm.
Vậy thì điều gì đang diễn ra trên thị trường? Những điểm thú vị và quan trọng cần phải biết. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu chung ta hiểu được nguyên nhân vì sao giá cả tăng cao và mức độ ổn định của nó. Tôi muốn chỉ ra 2 nguyên nhân chính. Tôi sẽ tiếp cận nguyên nhân đầu tiên, sau đó Stephen sẽ phụ trách phần nguyên nhân thứ hai chỉ trong chốc lát.
Nguyên nhân đầu tiên gây nên sự tăng giá vào năm 2021 cũng giống như nguyên nhân xảy ra vào năm 2013, đó là Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường đơn lẻ nhập khẩu sản phẩm bơ sữa lớn nhất thế giới, và nhu caaif đang tăng mạnh trong nước. Tại cuộc đấu giá ngày 2 tháng 3 mà chúng tôi đã nói đến, thị trường Bắc Á, cụ thể là Trung Quốc là người mua lớn nhất, đã mua 75% WMP và 71% SMP có sẵn trong cuộc đấu giá. Điều đó tiếp tục diễn ra trong phiên đấu 16 tháng 3, người mua họ cần sản phẩm và những sản phẩm có sẵn. Chính vì vậy dẫn đến việc giá cả nguyên liệu tăng cao.
Chúng tôi cũng đã thấy điều đó trong các dữ liệu thương mại. Hàng hoá thương mại xuất qua Trung Quốc khiến cho thị trường thương mại sữa toàn cầu cao hơn xu hướng của nửa cuối của năm 2020. Nhưng nếu bạn nhòn vào phần thương mại đối với phần còn lại của thế giơi, nó đã trở lại xu hướng vào cuối quý 3 và quý 4.
Có một số lý do cho điều này, lý giả cho việc vì sao Trung Quốc mua nhiều như vậy? Điểm thứ nhất, đó là do nhu cầu tăng rất mạnh. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các báo cáo về tồn kho vẫn ở mức bình thường cho cả bột sữa nguyên kem và bột sữa gầy, trong khi người tiêu dùng Trung Quốc đang tiêu thụ sản phẩm sữa mạnh hơn so với thời kỳ trước Covid-19. Vì vậy, nhu cầu vẫn tăng mạnh ngay cả đối với những sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời, thị trường sữa nội địa Trung Quốc vẫn tăng cao hơn so với mức bình thường trước đây mà bạn có thể thấy trên biểu đồ này. Điều này đang tạo ra một tình huống mà ngay cả khi giá nguyên liệu tăng cao nhưng nhu cầu khách hàng tiêu thụ mạnh mẽ, thì việc nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá cũng rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá mạnh mẽ từ Trung Quốc chỉ là một nửa của câu chuyện. Stephen sẽ giải thích thêm về điều này.
Cảm ơn Will. Sản lượng sữa ở EU và New Zealand không ở mức tăng trưởng như ở Hoa Kỳ vào năm 2020. Và nhìn chung, sản lượng của Mỹ tăng 1.76% vào năm 2020, trong khu EU chỉ tăng 0.81% và New Zealand chủ tăng 0.09%.
Giành thời gian tập trung vào New Zealand một chút, sản lượng sữa của New Zealand phụ thuộc phần nhiều vào việc chăn thả trên đồng cỏ, do đó nó phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết để giúp cho đồng cỏ phát triển. Quốc gia này phải đối mặt với nhiều trở ngại về sản xuất tại các thời điểm khác nhau trong cùng một năm cả hạn hán và mưa quá nhiều, điều này đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của đồng cỏ, dẫn đến sản lượng về cơ bản chỉ ở mức tăng 0.09% vào năm 2020.
Sản lượng những tháng đầu năm 2021 cũng không ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Sắp tới, vụ mùa sản xuất của New Zealand sẽ kết thúc vào cuối tháng 5 khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh giá từ Nam Bán Cầu. Rốt cuộc, điều này có nghĩa gì? New Zealand đang cảm thấy họ thiếu hụt sản lượng. Và miễn là mức nhu cầu của Trung QUốc đang tiếp tục ở mức cao như vậy trong khoảng thời gian bất thường thì nguồn cung của thị trường sẽ rất eo hẹp.
Đối với Liên Minh Châu Âu EU, câu chuyện hoàn toàn tương tự với New Zealand, nơi mà thời tiết biến động và tác động tiêu cực đến sản lượng năm 2020. Sản lượng sản xuất sữa của toàn khối Châu Âu chỉ tăng ở mức không đáng kể 0.81%. Thời tiết lạnh giá đã cản trở việc sản xuất, đặc biệt vào quý 4 năm ngoái tại các nước chủ chốt như Đức 0 chỉ tăng 0.05% vao fnawm 2020, nhưng lại giảm 0.75% sp với quý IV cùng kỳ. Tương tự, ở Pháp sản lượng đã tăng 0.25% trong năm ngoái, nhưng giảm 0.56% so với quý IV cùng kỳ. Và chúng tôi cũng nhận thấy được xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt phần đầu của năm 2021, khi sản lượng tiếp tục giảm thấp hơn.
Tuy nhiên, khi thời tiết trở nên ấm hơn, sản lượng dự kiến sẽ tăng lên và tiến gần về mức sản lượng vụ mùa xuân năm ngoái. Tuy nhiên, sản lượng sữa sẽ không kỳ vọng tăng vào nửa đầu năm nay và thực tế hơn là có thể giảm nhẹ hoặc đi ngang. Điều này có nghĩa là trong tương lai, EU sẽ tiếp tục đối mặt với một đợt sản lượng eo hẹp trong khi sản xuất sữa không thực sự mạnh. Và một lần nữa, cũng giống như New Zealand, EU tiếp tục đối mặt với thị trường thắt chặt khi Trung Quốc tăng nhu cầu một cách mạnh mẽ như hiện nay.
Cuối cùng thì Hoa Kỳ thì như thế nào? Hoa Kỳ, New Zealand và EU cùng nhau xuất khẩu khoảng 8.2 triệu tấn chất rằn từ sữa vào năm 2020, chiếm 70-80% nguồn cung chất rấn từ sữa xuất khẩu trên toàn cầu. Khi cả EU và New Zealand đều phải đối mặt với tình hình sản xuất mờ nhạt, Hoa Kỳ là nhà sản xuất sữa lớn duy nhất hiện không gặp khó khăn trong sản xuất và do đó, sẽ có thể tăng sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là trên thực tế là Hoa Kỳ hiện đang có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường toàn cầu. Điểm cản trở duy nhất của Hoa Kỳ là xuất khẩu bị hạn chế và việc khó di chuyển sản phẩm qua các cảng. Khiê vấn đề này được cải thiện vào cuối 2021 thì xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn.
Trong tương lai dài hạn, các quy định sẽ đóng vai trò mạnh mẽ đối với cả New Zealand và EU với các điều kiện môi trường cản trở sự phát triển ngành công nghiệp của hai nước. Các quy định về tài nguyên nước ở New Zealand sẽ giới hạn sự phát triển của đàn gia súc và kết quả cũng sẽ tương tự với khối EU xuất phát từ các sáng kiến đảm bảo tính phát triển bền vững sẽ gây trở ngại lên đàn gia súc. Điều này khiến sự cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này tại New Zealand và EU sẽ phụ thuộc nhiều ở đàn bò hiện có, và phụ trược vào sự tăng trưởng trên từng con bò. Trong khi nhu cầu trên toàn cầu vượt trên những khó khăn này, Hoa Kỳ nổi lên như một sự lựa chọn tốt nhất có thể đáp ứng sự tăng trưởng theo nhu cầu sản phẩm bơ sữa trong tương lai.
Và, đó là tất cả cho tập Bản Tin Xuất Khẩu của tháng này. Xin vui lòng liên hệ Will hoặc tôi nếu có bất kỳ nhận xét hoặc câu hỏi nào và chúng tôi luôn muốn được trò chuyện với bạn vào lần kế tiếp. Cảm ơn!